0966999612

CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢI QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM

31 tháng 08 năm 2022
- (1 bình chọn)2.5/5

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài với nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải đường biển. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện tại, ngành vận tải biển ngày càng có cơ hội để vươn mình kết nối quốc tế. Bài viết sau đây “Tư vấn vận chuyển” sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các tuyến đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta hiện nay

 

Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam hiện nay
Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam hiện nay

 

Đường biển quốc tế là gì?

Là những tuyến đường vận tải biến nối liền giữa các quốc gia,  khu vực và các vùng với nhau. Việc thiết lập các tuyến đường biển quốc tế không chỉ nhằm mục đích chuyên chở hành khách hay hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực một cách nhanh chóng thuận lợi mà còn mở ra cơ hội giao lưu, từ đó phát triển nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.

Tuyến đường biển quốc tế Việt Nam hiện nay.

Được biết đến như một trong những phương tiện vận chuyển lâu đời, tiết kiệm và không đòi hỏi quá khắt khe về trọng tải, thời gian, vận tải đường biển đóng góp vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải của Việt Nam. Dưới đây là những lợi thế của Việt Nam để phát triển vận chuyển đường biển.

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện cho tàu thuyền cập bến và vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc. Là quốc gia có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi.

Đường biên giới trên biển của việt nam có hệ thống cảng vô cùng phong phú với 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).

Tuyến đường biển Việt Nam - Châu Âu.

Tuyến đường này là một tuyến đường biển dài, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu Á – Âu khác biệt.

Tuyến đường biển quốc tế này gồm các chặng đường như sau: 

Từ Việt Nam tàu sẽ xuất phát từ biển Đông và theo biển Đông tới Singapore. Các tàu trên tuyến đường thường ghé điểm tạm dừng Singapore để mua nhiên liệu và các giấy tờ cần thiết. Tàu theo tuyến đường này vào vùng quần đảo Malaixia và qua Ấn Độ Dương để đi tới Biển Đỏ. Tiếp đến, tàu tiếp tục tiến tới kênh đào Suez để tới Địa Trung Hải. Từ khu vực này, tàu có thể đi tới các nước như Pháp, Ý, Bungari… Ngoài ra, tàu còn có thể đi qua eo Ixtanbul để vào cảng Costanza, Vacna, Odessa hoặc đi tới eo Gibranta sang Đại Tây Dương để tới các nước Bắc Âu. Để tới các cảng của các nước như Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, tàu sẽ tiếp tục đi qua kênh Kiel vào vùng biển Bantic.

Với sự khác biệt khí hậu giữa hai vùng Á – Âu và quãng đường rất dài, việc di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế này cần phải có những lưu ý để đảm bảo an toàn các tuyến đường biển quan trọng của việt nam.  

Tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ.

Các tuyến đường biển tại việt nam từ Việt Nam sang châu Mỹ được đi theo ba tuyến sau:

  • Tuyến đường đi qua kênh đào Suez:

Tuyến đường đi qua kênh đào Suez dài khoảng 11.600 hải lý. Ở tuyến đường biển quốc tế này, các tàu sẽ xuất phát từ Việt nam và đi qua eo Singapore, Malacca. Sau đó chuyển hướng tới phía Nam Srilanca ở Ấn Độ Dương rồi vào Hồng Hải, đi qua kênh đào Suez. Lúc này, tàu đi trên biển Địa Trung Hải và qua eo Gibralta qua Đại Tây Dương và đến Châu Mỹ.

Như vậy, trên tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ qua kênh đào Suez, các tàu phải đi qua một phần bờ Đông Thái Bình Dương, phía Bắc của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương.

Tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ qua kênh đào Suez có ưu điểm gần bờ. Do đó, việc ứng cứu với các tình huống khẩn cấp khá nhanh chóng và dễ dàng. Tùy thuộc vào các mùa trong năm sẽ có những thuận lợi nhất định về tốc độ dòng chảy, thời tiết. Tuy nhiên, nhược điểm của tuyến đường này là mật độ tàu thuyền cao.

  • Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng:

Độ dài của tuyến đường biển này khoảng hơn 12.000 hải lý tùy thuộc vào địa điểm cụ thể đi đến. Với tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ qua mũi Hảo Vọng này, các tàu từ Việt Nam sẽ đi tới Indonesia và cắt ngang qua eo Jakacta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng thuộc Nam Phi. Sau đó, các tàu sẽ tiếp tục đi qua Đại Tây Dương để đến Đông Mỹ hoặc vùng Trung Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và ngược lại.

Tuyến đường này có ưu điểm là mật độ tàu thuyền khá thưa, từ đó có thể đẩy nhanh tốc độ di chuyển. Tuy nhiên, nhược điểm là độ dài quãng đường rất lớn.

  • Tuyến đường qua kênh Panama:

Độ dài của tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ qua kênh đào Panama dài khoảng 10.000 hải lý. Với địa điểm đến là Cuba, độ dài quãng đường là 10.850 hải lý.

Trên tuyến đường biển này, từ Việt Nam sẽ chạy về phía Đông và qua Philippine, rồi vượt qua Thái Bình Dương, đến kênh đào Panama và từ đó đến Cuba hay các nước Trung Mỹ.

Với tuyến đường đi qua kênh đào Panama này, quãng đường được rút ngắn nhiều, tuy nhiên phải trả phí khi đi qua kênh đào Panama.

Tuyến đường biển Việt Nam - HongKong - Nhật Bản.

Tuyến đường này được mở từ rất sớm. Nếu các tàu từ Hải Phòng đi tới Hồng Kông thì phải vòng xuống dưới eo Hải Nam và xa thêm 180 hải lý.

Tuyến đường biển này tương đối thuận lợi, bởi điều kiện tự nhiên của vùng biển Hồng Kông có nét tương đồng với vùng biển Việt Nam (cùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa), ngoài ra thủy triều đều đặn và các dòng hải lưu rất ít khi ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu. Tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và xuất hiện bão vào một số tháng trong năm.

Về phía vùng biển Nhật Bản, vùng biển này chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều với biên độ dao động khoảng 2 m. Bên cạnh đó, vùng biển này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu như vùng biển Hồng Kông.

 

Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam hiện nay
Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam hiện nay

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp