0966999612

DEM DET TRONG XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ

25 tháng 08 năm 2022
- (0 bình chọn)0/5

Trong các chi phí local charges cố định ở cảng xuất và cảng nhập phải thanh toán thì có ba loại phí không nằm trong khung phí mặc định của các hàng tàu đó: dem det và storage: DEM- Demurrage, DET- Detension và Storage, ba loại phí này sẽ được thu khi có phát sinh về chúng. Nhiều anh/chị/bạn trong ngành vẫn còn nhầm lẫn giữa ba loại phí đặc biệt này. Hãy cũng TVVC tìm hiểu về các loại phí này ở bài viết bên dưới:

 

DEM, DET và STORAGE trong xuất nhập khẩu
DEM, DET và STORAGE trong xuất nhập khẩu

 

DEM là gì?

Dem là viết tắt của chữ Demurrage, đây là phí lưu container trong cảng mà hãng tàu sẽ thu người nhận hàng (consignee). Phí này được hiểu là việc consignee chiếm dụng container, lúc container còn nằm trong cảng.

DEM được tính và thu như thế nào?

Đối với phí DEM thì sẽ tính từ ngày hết miễn lưu container trong cảng của hãng tàu. Thông thường mức tính phí Dem sẽ theo các khung ngày. 

Ví dụ: từ ngày 1 – ngày 5, từ ngày 6 đến ngày 10. Nếu người gửi hàng – shipper không có xin thêm thời gian DEM thì mặc định hãng tàu sẽ tính theo mức DEM đã định sẵn của hãng.

Một nhầm lẫn xảy ra trong quá trình tính DEM mà nhiều người gặp phải đó là áp khung giá để tính DEM. Vì nhầm lẫn mà họ phải trả một mức phí rất cao.

Ví dụ: Hãng tàu thông báo là DEM: 8days. Khung giá tính như sau:

Từ 1 – 5 days: 15usd/day: từ 6-10 days: 50usd/day, từ 11 days trở về sau: 60usd/day. Và hàng về vì kho không sẵn sàng nhận hàng, nên hàng nằm trong cảng 14 ngày. Vậy tính chi phí ?

Với ví dụ trên nhiều người sẽ lấy theo các mức nhân cho số ngày và ra tổng tiền là: 5*15+2*50= 175USD. Đáp án này sai. Hãng tàu thực tế người ta sẽ áp dụng như sau:

Được miễn phí 8 ngày, thì sẽ áp vào khung giá 6-10days, cho ngày thứ 9,10 (2 ngày).

Hàng lưu đến ngày 14, thì giáp vào khung giá từ 11 days trở đi, cho ngày thứ: 11,12,13,14 (4 ngày).

Vậy tổng tiền là: 50*2 + 4*60 = 340USD.

DET là gì?

DET là viết tắt của chữ Detention. Đây là phí lưu container ngoài cảng mà hãng tàu thu (consignee) hoặc shipper đối với trường hợp đóng hàng xuất, lấy rỗng quá sớm hoặc không hạ container về cảng, chiếm dụng container làm kho chứa hàng.

DET được tính và thu như thế nào?

Tương tự cách tính thu phí DEM đã nêu ở trên.

COMBINED DEM/DET được hiểu như thế nào?

Đối với cách tính DEM và DET có một thuật ngữ mà chúng ta thường gặp Combined DEM/DET. (Hoặc là Free time bao nhiêu ngày đó).

“Combined DEM/DET” là việc hãng tàu cho phép người thuê vận chuyển được chiếm giữ container trong một khoảng thời gian X ngày. Hãng tàu đã ấn định, không quan tâm đến việc container nằm trong cảng (DEM) hay là được lấy ra khỏi cảng (DET).

Việc tính phí khi quá thời gian “free time” được phép sẽ áp dụng theo khung giá riêng cho hình thức này, tùy thuộc vào hãng tàu quy định. Việc chọn tính riêng DEM/DET hoặc chọn tính Combined DEM/DET (chọn free time: X days), đều phụ thuộc vào sự đề nghị của shipper đối với hãng tàu.

Với hình thức combined DEM/DET, thì người thuê vận chuyển nên cân nhắc trong việc chọn hình thức này. Trường hợp cần thời gian DEM nhiều để lưu container trong cảng thì nên sử dụng combined DEM/DET. B ởi vì, thông thường kéo container ra khỏi cảng thì việc lấy hàng thường diễn ra rất nhanh còn khi đã xác định lưu container thì thông thường vẫn chọn hình thức là để container trong cảng vừa an toàn, chi phí thấp.

VẬY CÒN STORAGE LÀ GÌ?

Storage là phí lưu container trong cảng, thường được dùng với từ phí lưu bãi. Phí lưu bãi này được hiểu là container nằm trong cảng sẽ chiếm dụng một khoảng không gian của cảng nên sẽ bị mất phí này. Nó thường bị nhầm lẫn với phí DEM.

Phí này thường mặc định sau 3 hoặc 5 ngày sẽ bắt đầu tính, phí này thường rất thấp.

Phí này thường không có khung giá, nó được tính theo ngày và một đơn giá.

Ví dụ:  2USD/days, container nằm trong cảng 10 ngày, được miễn 3 ngày. Vậy tổng phí là: 7*2=14 USD.

Nhiều khi hãng tàu sẽ thu hai hóa đơn và đều ghi là phí lưu bãi, nhưng giá hóa đơn lại khác nhau nên gây ra nhầm lẫn. Thậm chí nhiều người nghĩ là mình đã đóng phí DEM rồi, nhưng thực chất đó chỉ là phí Storage. Vì thế, khi đi lấy D/O cần phải kiểm tra DEM được bao nhiêu ngày. Để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Trường hợp hàng xuất, nếu hạ bãi quá sớm so với booking thì có thể sẽ bị charge phí này.

Nhiều trường hợp có hãng tàu thu hoặc có thể cảng thu, việc này thì phải tùy vào thỏa thuận của cảng và hãng tàu.

Về phần cảng thu thì thường có thu cùng phí quá hạn bãi kiểm hóa, đây cũng là phí lưu bãi. Nhưng mà phí lưu bãi trong bãi container có dịch vụ đặc biệt (kiểm hóa), thì cảng sẽ thu.

Một lưu ý cho những shipper khi làm hàng là hãy hỏi kỹ về vấn đề kiểm tra DEM (Demurrage) và DET (Detension) và thêm nữa là số ngày DEM/ DET tùy thuộc vào từng hãng tàu, có hãng tàu tách riêng hai khái niệm này nhưng có hãng tàu lại gộp chung; lại có hãng tàu tính từ closing time nhưng lại có hãng tàu tính từ ETD. Chính vì vậy mà cần kiểm tra kỹ để sắp xếp kéo cont và đóng hàng cho kịp với số ngày free time, tránh phát sinh các chi phí không đáng có cho lô hàng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về các chi phí DEM, DET và STORAGE. Mong rằng những kiến thức mà TVVC cung cấp sẽ giúp cho các bạn nắm rõ hơn về các chi phí này. Nếu các bạn có góp ý hay thắc mắc gì hãy để lại thông tin hoặc liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưỡi để được tư vấn rõ hơn.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp