0966999612

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TẤM THẠCH CAO

10 tháng 05 năm 2023
- (0 bình chọn)0/5

Tư vấn thủ tục nhập khẩu tấm thạch cao

Bài viết này, Tư vấn vận chuyển xin hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tấm thạch cao

Các doanh nghiệp có kế hoạch nhập khẩu tấm thạch cao có thể tham khảo bài viết.

Để vận chuyển nhập khẩu tấm thạch cao vào thị trường Việt Nam cần những gì?

Đầu tiên tra cứu mã Hs code tấm thạch cao:

- 68091100 : - -  Được phủ mặt hoặc gia cố chỉ bằng giấy hoặc bìa: Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%, thuế GTGT: 10%. Nếu có C/O có thể được hưởng mức thuế thấp hơn. VD: Việt Nam - Nhật Bản: thuế nhập khẩu 0%, ASEAN - Trung Quốc: 0%, ASEAN - Nhật Bản: 2%, ASEAN (ATIGA): 0%

- 68091990: - - - Loại khác: Thuế nhâp khẩu ưu đãi: 30%, thuế GTGT: 10%. Nếu có C/O có thể được hưởng mức thuế thấp hơn. VD: Việt Nam - Nhật Bản: thuế Nhập khẩu 0%, ASEAN - Trung Quốc: 0%, ASEAN - Nhật Bản: 2%, ASEAN (ATIGA): 0%

Tùy vào tính chất và thiết kế cụ thể của sản phẩm. Mời bạn kiểm tra lại với cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng để biết mã HS code chính xác của sản phẩm cụ thể.

Bước 1: Xác định sản phẩm nhập khẩu có thuộc mặt hàng nằm trong danh mục cấm hay hạn chế nhập khẩu và có nằm trong nhóm hàng VLXD phải làm kiểm tra chất lượng hay không.

Theo các quy đính hiện hành thì mặt hàng tấm thạch cao không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế nhập khẩu nên không cần phải xin giấy phép.

Tuy nhiên theo Thông tư 10/2017/TT-BXD thì tấm thạch cao cần phải làm kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD.

 

Bước 2: Tiến hành nhập khẩu tấm thạch cao và làm đăng kí kiểm tra chất lượng

Tư vấn hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng tấm thạch cao với sở xây dựng bao gồm:

  • Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước nộp cho bộ xây dựng.
  • Tờ khai nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Hình ảnh, nhãn chính, nhãn phụ.

 Thời gian tiếp nhận hồ sơ là 1 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được phiếu tiếp nhận đơn đăng kí kiểm tra chất lượng.

 LƯU Ý:

Theo Công văn mới nhất của Bộ xây dựng thì cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng SP HH VLXD nhập khẩu là Sở Xây dựng địa phương tại nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp có ĐKKD tại địa phương nào thì đăng kí kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại địa phương đó

Bước 3: Mang đi test, ra chứng nhận hợp quy và nộp kết quả test cho cơ quan đăng ký kiểm tra chất lượng

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai nhập khẩu.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Giấy tiếp nhận đăng kí kiểm tra chất lượng.

=> Sau khi mang hàng về bảo quản, các đơn vị được bộ xây dựng chỉ định sẽ đến kho mang mẫu đi test để ra kết quả kiểm tra. Sau khi nhập được kết quả test mẫu từ 07-10 ngày kể từ ngày nhận mẫu thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận hợp quy cho tấm thạch cao mình nhập về.

=> Sau đó doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị lại bộ hồ sơ để làm công bố hợp quy với sở xây dựng. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị công bố hợp quy vật liệu xây dựng theo mẫu của BXD.
  • Tờ khai hải quan.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Nhãn chính, nhãn phụ.
  • Chứng nhận hợp quy do trung tâm thử nghiệm ban hành theo quy định quy chuẩn của BXD.

Sau khi BXD nhận được hồ sơ công bố đầy đủ và chính xác thì sau 07-10 ngày làm việc sẽ cấp công bố hợp quy cho mặt hàng.

Và doanh nghiệp sẽ nộp lại chứng từ này cho hải quan và tiến hành thông quan cho hàng hóa.

Dịch vụ thủ tục hải quan tại Tư vấn vận chuyển

Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi có đội ngũ nhân viên làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp. Chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.

Bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan

  • Bill of lading (vận tải đơn ) 
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing List (quy cách đóng gói)
  • Contract (hợp đồng thương mại)
  • Certificate of Origin (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) 
  • Chứng nhận hợp quy

Lưu ý: Sản phẩm phải có nhãn mác xuất xứ rõ ràng theo quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

 

ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.

Tư Vấn Vận Chuyển Logistics- Full Logistics Services

Hotline / Zalo: 0966 999 612

Email: sales@tuvanvanchuyen.vn

Find us on Facebook by searching: Tư Vấn Vận Chuyển – Logistics