0966999612

TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

24 tháng 08 năm 2022
- (2 bình chọn)3.8/5

Với xu hướng toàn cầu hiện nay, thương mại, giao dịch và mua bán hàng hóa dần trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vậy làm thế nào để 2 tổ chức, cá nhân ở 2 lãnh thổ, quốc gia có vị trí địa lí xa nhau có thể mua bán và thực hiện thanh toán giao dịch một cách dễ dàng? Mình có thể cùng “Tư vấn vận chuyển” tìm hiểu qua bài viết dưới này để hiểu hơn các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay.

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Thanh toán quốc tế được hiểu như thế nào?

Các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay qua ngân hàng thương mại là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và chi phí giữa các tổ chức, cá nhân các nước, hay có thể nói là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

Vậy thanh toán quốc tế khác với thanh toán quốc nội như thế nào?

Các hình thức thanh toán trong thương mại quốc tế nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, còn ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở các mặt sau đây:

  • Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. Luật Quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia đều có định nghĩa về người cư trú và phi cư trú.

  • Tiền tệ trong thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau, không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.

  • Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế.

Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMS… tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.

Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng, Trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thực tiễn, người xuất khẩu và người nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

Các phương tiện thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán.

Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia. Và ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiếng Anh. Các giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế. 

Vai trò thanh toán quốc tế.

Đối với nền kinh tế, thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

Đối với doanh nghiệp, thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Đổi với ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.

Các phương thức thanh toán quốc tế.

1/ Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền (Remitttance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng dẫn đến người xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh toán. Và ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì nhà xuất khẩu chậm trể giao hàng.

2/ Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

Phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Ví dụ, nhà xuất khẩu A sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu B đã ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu B không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu B nhận hàng hóa, tuy nhiên từ ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, thông qua bộ chứng từ ngân hàng mới chỉ khống chế được hàng hóa chứ chưa hẳn chắc chắn khống chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu. Trong tình huống giá hàng hóa tại thời điểm hiện tại giảm dẫn đến người nhập khẩu không tha thiết với việc nhận hàng và, do đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa trở nên vô nghĩa đối với họ. Khi đó rất có thể họ sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với người xuất khẩu. Đây là phương thức nhằm khắc phục những điểm yếu của thanh toán trả sau.

3/ Phương thức ghi sổ (Open account)

Nếu dùng phương thức ghi sổ, về cơ bản cũng không khác nhiều so với phương thức chuyển tiền, chỉ khác là nhà xuất khẩu B sẽ mở một tài khoản ghi nợ nhà nhập khẩu A rồi tới định kỳ tại một thời điểm nhất định trong quý hoặc năm, nhà nhập khẩu A sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu B. Các phương thức nói trên đều cho thấy ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền chứ không bị ràng buộc gì cả, và nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ mua bán lâu đời, và tín nhiệm lẫn nhau hay giá trị hợp đồng không cao vì việc giao hàng của nhà xuất khẩu và việc trả tiền của nhà nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thiện chí của mỗi bên.

Trong các phương thức thanh toán đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng không hề có cam kết gì về việc chắc chắn thu được cho người xuất khẩu, từ những nhược điểm đó, cuối cùng người ta cũng đã đúc rút và tìm ra một phương thức hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả hai bên. Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

4/ Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit)

Hiểu một cách đơn giản nhất, các phương thức thanh toán quốc tế bằng lc là một trong những phương thức thanh toán mà người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Phải hiểu là phương thức thanh toán không giống như phương tiện thanh toán như tiền mặt (Cash), hối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu (Promissory Notes), Séc (Cheque) và các loại thẻ thanh toán (Plastic Card). Trong hoạt động ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong nước khá đơn giản và nhanh gọn, tuy nhiên giữa hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Nói chung, hiện nay người ta vẫn thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, phương thức ghi sổ và phương thức kèm chứng từ. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm riêng vì thế các nhà xuất nhập khẩu khi lựa chọn phương thức thanh toán phải dựa vào thỏa thuận và sự thương lượng giữa hai bên cũng như để phù hợp với tập quán, luật lệ trong buôn bán quốc tế.

Đây là phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng rộng rãi trong thương mại mua bán toàn cầu. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu hơn cũng như nắm hơn về việc thanh toán khi trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp ở quốc gia khác.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp